Mở cửa ôtô không quan sát, gây tai nạn là lỗi “vô tư” rất thường thấy ở tài xế. Trong đó, nhiều trường hợp đã trở thành cực kỳ nguy hiểm khi người va phải là xe máy, rất dễ ngã ra đường và bị xe ôtô cán phải.
Bài học vỡ lòng của người lái xe Ô Tô: Mở cửa xe |
Những tai nạn kinh hoàng do mở cửa ô tô bất cẩn
Mở cửa xe ô tô là một thao tác căn bản rất hay sử dụng của người sử dụng xe ô tô, nhưng rất nhiều người không cẩn trọng dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Đơn cử như vụ tai nạn xảy ra vào hồi 16h50 ngày 12/2/2015 tại đường Phạm Văn Đồng thuộc địa phận phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm khiến một người tử vong.
Dù không trực tiếp nhưng hành động mở cửa xe bất cẩn của ông Hiên cũng đã gián tiếp gây ra vụ tai nạn này. |
Theo đó, vào khoảng 16h50 ngày 12/2, ông Đặng Xuân Hiên trú tại thị xã Bắc Cạn, tỉnh Bắc Kạn điều khiển xe ô tô mang BKS: 88H-9750 lưu thông trên đường Phạm Văn Đồng theo hướng từ ngã tư Cổ Nhuế đi cầu Thăng Long, khi đi đến đoạn gần khu vực công viên Hòa Bình, thuộc địa phận phường Xuân Đỉnh, quận Bắc từ Liêm, Hà Nội, đã cho xe đỗ vào lề đường bên phải theo chiều đi của mình. Sau đó, ông Hiên mở cửa trước bên trái của xe, và xảy ra va chạm với xe moto BKS: 29Z6-9827 do ông Nguyễn Văn Tạo trú tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm điều khiển phía sau chở theo cháu Nguyễn Trâm Anh và cháu Nguyễn Việt Khôi lưu thông cùng chiều.
Hậu quả ông Tạo bị văng ra phía trước chếch chéo sang bên trái đầu xe ô tô BKS: 88H -9750 ở làn đường giữa. Sau đó bị 1 phương tiện chưa xác định được chèn vào phần ngực và phần đầu dẫn đến tử vong tại hiện trường. Hai cháu Nguyễn Trâm Anh và Nguyễn Việt Khôi bị xây xước nhẹ.
Vào sáng 26/8/2014, khi chạy xe tới địa điểm quay phim, chiếc xe của siêu mẫu Thanh Hằng bất ngờ gây tai nạn khiến 1 người phụ nữ bị thương nặng ở chân phải.
Hiện trường vụ tai nạn do tài xế của Thanh Hằng đã không quan sát cẩn thận khi mở cửa xe bên tay trái |
Trước đó, vào cuối năm 2012 trên đường Trần Phú (TP Vinh, Nghệ An), tài xế chiếc xe Lexus biển ngoại giao dừng xe bên đường rồi bất ngờ mở cửa, khiến người đàn ông đi xe máy từ phía sau đang đi tới va vào và ngã ra đường.
Hiện trường vụ mở cửa ô tô Lexus gián tiếp gây tai nạn chết người tại Nghệ An |
Cùng lúc, xe tải đi qua không kịp phanh đã đâm vào đầu khiến nạn nhân chết tại chỗ.
Cũng trong năm 2012, vụ TNGT xảy ra trước số nhà 887 Âu Cơ, thuộc địa phận phường 14, quận Tân Bình (TP.HCM), một người ngồi trên xe máy cũng bị ngã xuống đường, tử vong, một người khác bị thương nguy kịch do lỗi mở cửa của tài xe.
Hiện trường vụ tai nạn dẫn đến cái chết của chị Trần Thị Thanh Huyền tại đường Âu Cơ, Phường 14, Quận Tân Bình. |
Theo nhân chứng có mặt tại hiện trường, vào thời điểm trên, anh Trần Quốc Tuấn (SN 1973, quê Nam Định) điều khiển xe Air Blade biển số 55P4 7733, chở vợ là chị Trần Thị Thanh Huyền (SN 1977), lưu thông hướng từ quận 11 về quận Tân Bình.
Khi xe anh Tuấn chạy đến trước số nhà trên thì tài xế ô tô biển số 51D – 00562 do Lộc Văn Quang (SN 1989, quê Thái Nguyên) đang đậu phía trước mở cửa xe mà không quan sát nên xe anh Tuấn va vào cánh cửa xe ô tô, khiến cả xe và người ngã nhào xuống đường.
Cú ngã quá mạnh làm chị Huyền đập đầu xuống đường tử vong tại chỗ, anh Tuấn bị thương nặng được người dân đưa đến bệnh viện gần đó cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Mở cửa ô tô gây tai nạn phạm tội gì?
Những vụ tai nạn như trên xảy ra không ít. Đáng nói, người lái xe nào cũng được học luật qui định cụ thể khi nào được mở cửa xe, trước khi mở cửa xe phải quan sát, đảm bảo an toàn cho những người tham gia giao thông khác. Thế nhưng, việc mở cửa xe vẫn thường xuyên là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
Trên thực tế, với các tai nạn ngoài ý muốn này, nếu nạn nhân chỉ bị thương tích nhẹ, phương tiện hư hỏng… thường thì hai bên sẽ thỏa thuận theo hướng người gây tai nạn bồi thường toàn bộ chi phí, thuốc men cho người bị hại. Trường hợp người đi xe máy va vào cửa xe ô tô rồi tông vào xe khác, làm hư hỏng xe thứ ba thì người tài xế mở cửa xe ngoài việc bồi thường cho người trực tiếp va vào cửa xe do mình mở ra, còn phải bồi thường cho bên thứ ba.
Riêng với các trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản người khác, tài xế mở cửa xe vô ý, ngoài chuyện bồi thường còn có thể bị xử lý hình sự.
Khoản 1, Điều 202 của Bộ luật Hình sự quy định: Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm. “Soi” vào qui định này cho thấy, ở cả hai vụ tai nạn nêu trên, tài xế lái xe ô tô đều có dấu hiệu vi phạm Điều 202 Bộ luật Hình sự. Chưa kể, tài xế còn vi phạm Luật Giao thông đường bộ vì Điều 18 Luật này quy định: Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết và không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn.
Trong thực tiễn tố tụng, đã có người bị xử tù về hành vi mở cửa xe ô tô gây tai nạn chết người theo tội Vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Tuy nhiên, sau khi hai vụ tai nạn thương tâm nói trên xảy ra, khá nhiều ý kiến đang tranh luận về việc “luận tội” với người gây tai nạn.
Một số ý kiến cho rằng, phải xem xét vị trí dừng đỗ của xe ô tô, nếu dừng đỗ xe tại nơi được phép, tài xế có thể bị xử lý về tội Cản trở giao thông đường bộ, theo Điều 203 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt nhẹ hơn - phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Lại có ý kiến cho rằng, tài xế mở cửa xe trong trường hợp này phạm tội Vô ý làm chết người theo Điều 98 Bộ luật Hình sự, với khung hình phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
LS Nguyễn Thủy Nguyên, Đoàn LS Hà Nội cho rằng, những người gây tai nạn chỉ bị xét xử theo Điều 202 Bộ luật Hình sự khi họ điều khiển phương tiện được xác định là phương tiện giao thông đường bộ và vi phạm lỗi về an toàn giao thông dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Cụ thể, nếu cơ quan tố tụng chứng minh được hành vi của tài xế là vi phạm các quy tắc, quy định pháp luật cụ thể về giao thông thì mới xử lý họ về tội vi phạm giao thông tương ứng, còn nếu không chứng minh được hành vi của họ vi phạm các quy tắc, quy định cụ thể nào của pháp luật về an toàn giao thông thì người gây tai nạn sẽ bị xử lý về tội Vô ý làm chết người.
Để tránh những tai nạn thương tâm như trên xảy ra, một lần nữa xin lưu ý với người tham gia giao thông khi điều khiển xe ô tô về quy định dừng, đỗ xe và thao tác mở cửa xe đúng luật như sau:
Căn cứ vào điều 18 và 19, luật giao thông đường bộ về dừng và đỗ xe trên đường trong và ngoài đô thị: Khi dừng xe, đỗ xe trên đường ngoài đô thị, người điều khiển phương tiện phải thực hiện các quy định sau đây: Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; Cho xe dừng, đỗ ở nơi cá lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không cá lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình; Trường hợp trên đường đã xậy dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì người điều khiển xe phải cho xe dừng, đỗ tại các vị trí đá; Sau khi đỗ xe, người điều khiển chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn, nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy, phải đặt ngay báo hiệu để người điều khiển phương tiện khác biết; Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn; Xe cơ giới khi dừng, người lái xe không được rời khỏi vị trí lái; Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Trong đô thị: Phải cho xe dừng, đỗ sát hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét; Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Cấm dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: Bên trái đường một chiều; Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; Trên cầu, gầm cầu vượt; Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; Nơi đường giao nhau; Nơi dừng của xe buýt; Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; Tại nơi phần đường cá bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; Trong phạm vi an toàn của đường sắt; Che khuất các biển báo hiệu đường bộ.
0 nhận xét | Viết lời bình